Đường số 13
Tùy bút

Năm
2001, Câu lạc bộ Cựu học sinh Việt Nam
tại Vientiane thời Pháp, đã quyết định tổ chức chuyến đi thăm lại Lào sau
55 năm.
Chúng
tôi đi theo Đường 13 từ Savannakhet qua Thakhek đến Vientiane, lên cố đô
LoungPrabang, Loung Nam Tha địa bàn cực Bắc của Lào. Đoàn gồm 13 cụ, hầu hết sinh tại Vientiane, đều
là trí thức, sĩ quan, cán bộ nghỉ hưu, cũng là cán bộ, chiến sĩ thuộc Đoàn 81,
82, 83 hoạt động võ trang tuyên truyền gây cơ sở tại Thượng Lào .
Trước khi đi đã tập trung tại Nhà
đồng chí Lê Mai 1 An Dương Yên Phụ, Hà Nôi, cùng ăn nắm xôi chấm lạp, và cheo,
mở Tấm Bản đồ Vientiane cũ bằng chữ
Pháp, và một số hình ảnh nam, nữ học sinh Vientiane hăng hái gia nhập Liên quân
Lào-Việt; ôn lại truyền thống vẻ vang của cộng đồng người Việt. Đặc biệt đã sưu
tầm được Bức thư chúc Tết Độc lập đầu tiên của Bác Hồ gửi Việt Kiều Lào – Thái tháng
1/1946, trong đó có đoạn “Việt kiều đã sinh sống ở Lào hãy coi Lào như Tổ quốc
thứ hai…”.
Năm
1928, sau khi làm xong đường sắt tại Việt Nam. Toàn quyền Pháp Albert Saraut,
tuy vẫn cho làm thiết kế đường sắt tại
Lào, nhưng Bộ thuộc địa Pháp đã bỏ ý
định này vì cho rằng Lào chỉ có trên một triệu dân, đại đa số sống trên núi, không năng động,
không có gì đáng để xuất khẩu. Pháp cũng
không lập Chi nhánh Ngân Hàng Đông Dương ở Lào, Lào phải mở tại khoản
Ngân Hàng Đông Dương tại Hà Nội, hoặc Saigon. Pháp coi Lào như "một nước
đệm" giữa ảnh hưởng của thực dân
Anh và thực dân Pháp , nên chỉ làm một
đường bộ duy nhất, gọi là Đường số 13,
nhưng không rải nhựa, chỉ có thể đi theo mùa. Pháp đã tuyển mộ "Phu"
nguời Việt, chủ yếu từ Hà Đông, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Đường 13 được bắt đầu làm từ 1928, chia thành
nhiều đoạn. Đoạn tốt nhất là từ Salavan sang Thailand và đoạn từ Thakhek -
Vientiane.
Làm đường đến đâu Pháp sử dụng người
Việt Nam xây dựng các đô thị như Salavan, Thakhek, Vientiane, Luangprabang…
Năm
1941 đường 13 từ Vientiane đi Xaynhabouly lên Loungprabang đã làm xong, nhưng
đây chỉ là đường có thể đi theo mùa khô. Chính quyền Pháp đã cho lập một “Travaux
publicque”, người Việt gọi là Sở Lục lộ, tại Vientiane nhằm đào tạo thợ sửa
chứa máy làm đường, xe tải và tàu thủy chạy theo sông Mê Kông.
Người Việt Nam muốn sang Lào khi đó thường
phải đi đến Lao Bảo, Quảng Trị rồi sang Savannakhet, Thakhek, sau đó đi tàu thủy lên Vientiane.
Đường bộ nguy hiểm nên chì có một vài chủ xe
khách từ Mục Đa Hản của Thailand sang Lào, hoặc từ Savannakhet lên
Vientiane.
Thanh niên Hướng Đạo Việt Kiều
Vientiane (Scout) đã hăng hái tổ chức chuyến đi xe đạp Vientiane-Loungprabang
(1944) gồm 11 đoàn viên, trong đó có 2 nữ sinh trường trung học , tuy nhiên
đường tử Xieng Khoang đi Loungprabang địa hình đồi núi, rất nhiều khe suối, có
đoạn còn dở dang, vì quân Nhật đã chiếm Vientiane, quân đội và quan chức của
Pháp đã bỏ trốn, công nhân làm đường người Việt Nam đã đồng loạt tham gia phong
trào yêu nước do Việt Minh lãnh đạo.
Trong chuyến đi này toán thanh niên
nói trên xuất phát từ nơi bắt đầu Đường Mới nay là Ta Lạt Xạu (Chợ sáng) rộng nhất
Vientiane, sau chiến tranh đã được mở
rộng và gọi là Thanổn Lan Xạng. Anh em kể lại : Chúng tôi thường dừng lại tại
các làng bản giàu có mua gạo nếp, cá, măng, ngủ tại Chùa, tham quan Khăng Mạ
Lén (Cánh đồng chum); được gặp nguời
thiểu số, lúc ấy còn gọi là "Mọi", "Mẹo", “Khạ”, được thấy đàn voi nhà vùng Xaynhabouli, được thấy rừng núi trùng điệp tại
Loungprabang, và Sông Mê Kông thấp thoáng những ngôi chủa tại nhiều nơi. Tại
Xanhabouli có nhiều thú như Voi, gấu,
cọp, trâu rừng…Việt kiều thường được nghe chuyện dân miền núi sợ cọp nên đi
rừng phải về sớm, phải làm nhà sàn, và làm mõ tre quàng lên cổ đàn trâu. Ở
Huoisai anh em may mắn thấy một con cọp chồm qua đường đuổi con mang, một người bị rắn cắn phải vào làng hỏi dân
cách chạy chữa, và rất thích dừng lại chợ miền núi thấy dân bán thịt thú rừng,
thịt khỉ, thịt bò khô, cá khô, rau sắng…...Tất cả những gì nói trên đều còn xa
lạ và rất hấp dẫn đối với thanh niên Việt Kiều, nhưng rất tự hảo về Con đường
số 13, và chuyến đi có một không
hai, thành một câu chuyện rất ly kỳ, lôi
cuốn trong cộng đồng người Việt . Nhiều thanh thiếu niên người Việt ở Lào lâu
năm nhưng chưa từng thấy rừng núi, chưa từng thấy dân thiểu số vv….
Khi trở về anh em phài đi bè xuôi sông Mê
Kông, thời tiết mưa gió, qua nhiều thác gềnh (Kẹng), hai bên là núi đá, thuyền
bè thường bị lật, người chết và mất tích là chuyện thường, vì vậy đến thác nguy
hiểm, người điều khiển bè phải dừng lại, cắt cổ con gà nhỏ một giọt tiết xuống
sông, thắp hương cúng thuỷ thần rồi mói tiếp tục xuôi bè. Tuy nhiên thỉnh
thoảng vẫn có bè bị đánh tan, người bị chết không tìm thấy xác .
Pháp đã tuyển mộ lao động Việt Nam và bắt
phải ký Contrat, nguời Việt thường gọi là
"Phu Công ta", hay
Phu làm đường, sau áo có chữ PCT. Pháp
cũng còn bắt lính, và khuyến khích những thợ mộc, thợ nề, thợ may, thương nhân
sang lập thành phố, mở mang thương mại.
Vientiane có chợ Sáng, Chợ Mới. Người Việt từ Sơn Tây, Nam Định, Thanh Hóa,
Nghệ An…. đi từng đoàn theo họ hàng,
làng xóm. Ngày ấy gọi là sang "Ai Lao", hay “Lèo”. Năm 1945 Vientiane
đã thành một thành phố sầm uất nhất của Lào..
Phu người Việt chia thành từng toán, toán đầu
tiên làm từ biên giới Lao Bảo là KM số 1 sang địa phận Savannakhet. Savan ngày
ấy chỉ có hơn hai chục nóc nhà, trong đó có một phố người Việt, chủ yếu làm
viên chức, phiên dịch, nấu bếp cho Pháp. Savan ngày ấy không có buôn bán, dân
không biết tiêu tiền, chỗ nào cũng thấy dân nói về “ma”. Phu phải phá núi, đập đá, phải đan cáng bằng tre để vận chuyển
đá rải đường rồi mới có xe lu làm nền . Pháp có làm cầu sắt như cầu
Paksane....nhưng rất ít..... Hàng ngày Phu
bị cai nguời Pháp và cai nguời Việt kiểm soát việc làm rất chặt chẽ, đối
xử tàn tệ, cho ăn cá mắm với gạo loại 3 mua từ Thailand. Tất cả đều trừ vào
lương. Thời tiết rất khắc nghiệt "Phu" đều phải
nằm trong túp lều, bị bệnh sốt
rét ác tính, thương hàn, dịch tả, và bắt
đầu có tai nạn lao động; bị rắn độc cắn, cọp vồ tại vùng Pak San, Nậm Ca Đinh,
Xieng Khoang ...Khi có phu bị chết, bạn bè bó chiếu, đặt ngay bên đường. Những
phu bỏ trốn đã bị bắt bỏ tù gọi là "Phạm". "Phu" làm đường
phải giúp nhau, nếu bị cảm thì uống nước
lá nhọ nồi, các cụ nói có khi uống cả nước tiểu..., chết thì bị vùi xác bên
đường, hầu như không được báo về quê hương để nguời thân đến tiễn biệt. Cuộc
sống cùa “Phu người Việt” vô cùng gian lao chả khác gì nô lệ.
Nhiều Phu hết hạn hợp đồng đã ở lại
tìm nguời quen, kiếm việc như thợ nề, đóng gạch, giã gạo, mổ lợn, nhà hàng….
góp phần xây dựng thành phố. Các Thành Phố Savan, Thakhek, Vientiane, Xieng
Khoảng, Loungprabang được hình thành,
nối liền nhau bằng đường số 13. Đến 1939 Vientiane đã thành một đô thị lớn, một
trung tâm chính trị, văn hóa của Lào, có những dãy phố, chợ, sáng, chợ chiều, sân vận động, và bệnh
viện lớn Mohosot, trại lính và một số trường học trong đó có truòng trung học
Collège Pavie.. Phố đẹp nhất gồm những biệt thư của quan chức Pháp gần bờ sông,
các quan chức Lào thích ở nhà sàn gỗ, cột bằng gỗ quí, có vườn rộng, gần Chùa như
Vùng Nong Bon, Xi Mương. Nay hầu như Vientiane không giữ được nguyên vẹn Phố cổ
nào của người Việt...
Người Việt đã xây Đền Đức Thánh Trần, Chùa
Bàng Long, Đến Quan Lãnh, Đền Bà bếp Trai, Miếu Âm hồn........ Có nhiều dãy phố
tại trung tâm Vientiane và 6 làng Việt
được xây dựng rất đep rất gần với kiến trúc
làng quê Việt Nam, có vườn rau,
ao cá, cối xay lúa, hàng cau . Phố nguời Việt mang tên Phố Chợ Sáng (nay là Ta
lạt Xạu), Phố Chợ mới (nay la Khua Đin). Người Việt lấp hồ ao, đắp đê và hình
thành các Làng như : Làng An nam, Làng Xăng Phin, Làng That Đăm, Xóm Cầu, Trại Lính, Làng Ban
Phải, Cây số II, Xóm Đường mới (Đường
mới nay cải tạo thành Tha Nộn Lang Xang), nay đều nằm trong trung tâm thành
phố...Về vắn hóa cộng đồng người Nam
Đinh, Hà Đông Sơn Tây, Ninh Bình…đều xây đình Làng, có tế lễ vào những ngày Hội
và Tết Nguyên đán….Vào thời điểm 1942 Vientiane đã rất sầm uất, nhưng đến 80%
dân số thành phố là người Việt (16.000)..
Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ che
đậy bằng cái tên Secret war of CIA từ 1954-1974, Mỹ đã sử dụng quân đội Hoàng
Gia Lào lập Phòng tuyến chống Quân đội Pa Thet Lào tại ngã 3 Sala Phou Khun, nằm trên đường 13 đi
Loungprabang và Xiêng Khoảng. Năm 1969, Quân Đội Hoàng gia Lào đã huy động trên
50 tiểu đoàn, có trên 10 tiểu đoàn quân Thailand, trên 10 tiểu đoàn quân phỉ người H’Mong của Vàng Pao, được không
quân Mỹ chi viện mở cuộc hành quân Cù Kiệt (Cứu vãn danh dự) lấn chiếm vùng
giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.
Trung thành với nghĩa vụ quốc tế và tình đoàn
kết liên minh chiến đấu đặc biệt, phía Việt Nam đã đưa những binh đoàn lớn,
hùng mạnh cùng gần 20 tiểu đoàn quân giải phóng Lào lập Phòng Tuyến dài 340km từ đường số 7 đến Sala Phoukhun, rộng
trên 10km phối hợp với bộ đội giải phóng Lào, mở các chiến dịch lớn liên tục
tấn công địch làm chủ đường số 13 truy kích địch đến Sala Phoukhun. Đường số 13
trở thành con đường kinh hoàng của địch. Đại tướng Xixavat Keoboun Phăn đã nói trong cuộc gặp gỡ
những Cựu chiến binh Việt Nam tại tư gia của Đại tướng:
- Thế hệ trẻ ngày nay phải biết chiến công vẻ vang nhất, nhưng vô cùng
quyết liệt của chúng ta. Chỉ có chúng ta (Lào-Việt Nam) mới biết hết, và đánh
bại cả kẻ thù công khai và kẻ thù dấu mặt trên đường số 13, chúng nghe nói đến
hành quân trên đương 13 là khiếp sợ. Đương số 13 đã ghi dấu ấn lịch sử , vào truyền thống hợp chiến đấu vẻ vang của Quân
đội nhân dân Lào và Quân Tình nguyện Việt Nam tại Lào.
Hoàng Thân Souphanouvong đã đẫn đầu Đoàn quân Lào-Việt chiến thắng hiên
ngang theo đường số 13 tiến vào
Vientiane 1955, mở ra kỷ nguyên hòa binh, độc lập thống nhất và thịnh vượng của
Lào. Đường 13 nổi tiếng trở thành đường
giao thông huyết mạch từ Băc đến Nam Lào.
Về lịch sử, Đường 13 đã như con
Đường Huyền thoại. Đến ngày nay, người Lào và Việt kiều chứng kiến nước Lào đang bước vào thời kỳ thịnh vượng và hội nhập vẫn còn thấy những
công trình lịch sử trong đó có Đường số 13 chạy dọc 10 Tỉnh của nước Lào đang
được nâng cấp vẫn là con đường giao thông quan trong nhất của Lào. Năm
2015, Chính Phủ Việt Nam và Lào thỏa thuận làm đường cao tôc Hà Nội –Vientiane
qua Nghệ An, Đèo Mụ Dạ, đến Paksane, thiết kế cho 6 làn xe chạy, cũng có đoạn sử dụng Đường 13.
Thời Pháp, ở Vientiane có một trại giam lớn,
có tường cao cắm mảnh chai. Những "Phu" bỏ trốn, sẽ bị bắt đưa vào
trại giam, chân đeo xiềng xích lên cổ. Thỉnh thoảng có "Phu" chết thì
được các "Phu" khác cáng ra nghĩa địa của "Phu" gần Chùa
That Phun. Việt kiều Vientine ai cũng biết, những "Phu" chết thưòng
được vùi nông, đàn chim kền kền đã quen thuộc, hàng vài chục con đầu trọc và đỏ
xúm lại, chỉ một lúc là chúng tranh nhau múc lên, rỉa hết...Ở đây dân Việt và
Lào đều chứng kiến cảnh tượng bi đát nói trên.
Năm 1946 Đại Đội Liên quân Lào-Việt tai Đặc
Khu Borikhăn nay là Bolikhamxay thình thoảng lại ra đường 13 phục kích quân
Pháp ngay ở cầu sắt Paksan. Có trận đánh đúng lúc lính Pháp đang bơi lội, ném
cá. Anh em ta nhận ra lính lê dương ngại
chiến đấu ở rừng núi, bị bất ngờ là
chúng rút chạy, bỏ cả bọn bị thương, anh em thu toàn bộ vũ khi, và quân
dụng. Năm 1949, nhân có Đoàn về Việt Bắc đi qua Đương 13, anh em bộ đội còn xin gửi Thư kính thăm Bác, và biếu Bác
chiến lợi phẩm vừa bắt được trong trận đánh trên đường 13. Mùa đông rừng Lào
khô ráo, anh em thích làm lán bên đường, ngắm nhìn đôi bờ Sông Mê Kông, nghe
dòng nước chảy ào ào, Thật khó quên!.
Nhiều
lần bộ đội ta phải chặn địch ở hai đầu cầu Paksane trên đường 13 bảo vệ
cho các Đoàn Việt Nam từ Miền Nam sang Bangkok rồi về Việt Bắc. Các các Đoàn
quốc tế thăm Vùng giải phóng Việt Băc cũng phải bí mật đến Bangkok, rồi vượt
qua Đường 13 ban đêm sang địa bàn Bolikhan về Khu IV...Có những lần hành quân
đêm qua Paksane, Pakcading, anh em ngồi
nghỉ, nghe tiếng rầm rì của Sông Mê Kông, thấy những bờ lau thấp thoáng trên những nấm mồ của "Phu" người
Việt. Trước đây người Lào và Việt cư trú tại Pakcading, Paksane, thường hay đồn
đại, thỉnh thoảng lảng bảng có bóng người mặc áo nâu, đội nón, sau đó đi khuất
vào rừng. Dân Lào, cũng như Việt Kiều tin ma là có thật, gọi là “Phỉ pà” (Ma rừng) và thường phải cúng
ma và không dám đi qua nghĩa địa chiều tối..!.Anh em ta không sợ và có những
giờ phút ấy thật vô cùng hiếm có để nhớ lại một thời thực dân, và sự gian lao,
đổ mồ hôi, xương máu của lao động người Việt Nam đã xây dựng đường số 13.
Đường 13 dài 1.300km từ Nam lên Bắc
Lào, qua 10 đô thị . Một vài anh em Việt kiều tại San Francisco về Hà Nội dự gặp gỡ Ban Liên lạc Cựu học sinh
VN tại Vientiane 1998, nói với chúng
tôi : Pháp cho làm đường 13 tại Lào cùng
thời gian với Phu nguời Hoa đang làm đường dọc California của Mỹ. Đường 13 trước đây và hiện nay vẫn là con
đường dài và đẹp nhất nước Lào. California
cũng là con đường lịch sử giúp cho hinh thành các thành Phố San Francisco, Los
Angeles giàu có dọc bờ Tây Nước Mỹ.
Đường số 13 từ Savan được thiết kế
hoạ theo Sông Me Kông, uốn lượn trên núi đèo, thỉnh thoảng lại chạy dọc theo bờ
Sông, địa hình ngoạn mục, có những dãy núi nhọn, rừng nguyên
thủy, đèo dài và dốc đứng, giữa đèo có một ngôi Miếu nhỏ, các lái xe phải dừng
lại đặt hương hoa, chắp tay lạy các vị thần linh rồi mới tiếp lên đèo. Đoạn từ
Tha Khek, Pak San, Vientiane là vùng đồng bằng, dòng sông mở rộng, có bãi cát
vàng lấp lánh, những con thuyền độc mộc
của dân chài, những Ngôi Chùa Lào thấp thoáng trong bóng dừa và cây hoa đại (Chăm
pa). Bên đường vẫn còn làng người thiểu số với những ngôi nhà tre nứa, có thể
thấy những em bé ngây thơ đứng nhìn, lợn gà thả rông.... Nhìn sang bên kia sông
Mê Kông là Thailand, thấy con đưòng chạy qua các tỉnh: Boung Can, Nong Khai,
Chang Vat, Lơi… của Thái.
Sâm Nưa (Hua Phăn), Xiêng Khoảng,
Pakcađing, Phongsaly, Na Mỏ là những địa
danh quen thuộc nhưng sợ hãi đối với nguời làm đường, vì rừng núi trùng điệp,
rất ít người làm đường tránh được bệnh sốt rét ác tính và bệnh thương hàn không
có thuốc cứu chữa là tử vong, hoặc mạng bệnh da vàng, bụng báng.
Con
đường dọc bờ Sông Mê Kông bên phía Thailand
cũng do nguời Việt xây dựng
Năm 1946, nguời Việt mới từ Vientiane
rút sang Thailand, Chính quyền dân chủ Thailand lúc đó do Ngài Pridi Bannomdong
làm Thủ tướng đã chủ trương xây dựng con đường này, sử dụng nhân lực của Việt kiều, đồng thời tạo
điều kiện cho hàng ngàn Việt Kiều vừa từ Lào rút sang đang gặp khó khăn có việc
làm. Tổ chức rộng rãi của Việt Kiều là "Tổng
Hội Việt kiều cứu quốc", đã liên hệ với chính quyên Đảng Seri Thái,
nhận làm từng đoạn đường. và vận đông thanh niên Việt Kiều, tổ chức thành từng nhóm do các Chi Hội Việt Kiều Tỉnh Nong Khai,
Tha Bo, Phonphixay, phụ trách. Dụng cụ
lao động chỉ là cuốc, mai, cáng tre. Các bà, các chị còn dùng thúng đội đầu. .
Việc thiết kế, đo đạc, tiền lương đều do Việt kiêu phụ trách. Mỗi nhóm có bếp
riêng, họ làm việc hăng say, và đoàn kết
thân ái.. Buổi tối Nam nữ thanh niên tổ
chức văn nghệ, ca hát bài hát Lào và bài hát Tiền chiến như : Nhớ
Chiến Khu, Bình trị thiên khỏi lửa,Chiến sĩ vô danh, Tiếng súng Nam Bộ....
từ Khu IV chuyền sang . Những ngày Quốc khánh 2/9, và Xip xoong Tulakhôm
(12/10-Ngày độc lập của Lào), Ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5 đều có mitinh, chơi
bóng chuyền, diễn kịch....nhằm chuẩn bị
tinh thần cho thanh niên trở về Lào mở Mặt trận Vientiane, Thượng Lào.
Đến
cuối tháng 9/1948 con đường từ Boung Can lên Nong Khai dài 150km đã hoàn thành,
nhưng chưa rải nhựa. Từ năm 1960 Chính quyền Thailand đã nâng cấp, mở rộng
đường, trải nhựa, hai bên có trồng cây và hoa, chạy dọc sông Mê Kông đến ngang
Vientiane. Đây cũng là con đường đẹp nhất vùng Đông Bắc (Phạc Isan) của
Thailand. Người Việt ở Thai rất tự hào đã xây dựng con đường này từ ngày
Thailand còn nghèo, thành phố Nong Khai chưa có điện và nước máy. Chính quyền
và nhân dân Thailand dọc Sông Mê Kông vẫn nhớ công lao của Việt Kiều. Có thể
nói con đường chạy dọc Sông mê Kông bên đất Thailand nói trên cũng tiêu biểu
cho quan hệ hữu nghị không thể phai mờ giữa nhân dân hai nước ....
Trong Thành Phố Vientiane, năm 1942, Phu
nguời Việt còn làm con đường rộng dài
4km, đẹp nhất Vientiane, gọi là Đường Mới từ trung tâm Thành phố đến That Loung,
hai bên đường là làng trồng rau, giã gạo của Việt kiều, làm đường xong là định
cư, phần lớn người Ninh Bình và Nam Định,
nay đã mở rộng và đặt tên là Tha Nổn Lan Xang, chạy qua các Cơ quan
trung ương, Patu Xay đến Khu vực hành chính, Quốc Hội, Đài tưởng niệm liệt sĩ,
và That Loung.
Năm
1987, lúc tôi đang đi Sứ ở Aden, Vụ Lễ tân Bộ ngoại giao Yemen đã bố trí cho
tôi đi tham quan dọc bờ Biển Yemen, từ Aden đến Oman dài trên 2.000 km. Xe
chạy 2 ngày liền trên đường béton phẳng lì, thẳng tắp qua sa mạc Hadra Mouth ,
và vòng quanh các dãy núi trọc không cây cối
đến Đô thi Cổ của Người Arap Sea Bam, Tarim do Công ty xây dựng Cầu đường Trung quốc xây dựng (China
roads and bridges contruction Co.) . Những buổi chiều xe chạy dọc bờ biển có
thể thấy đàn cá heo nhảy đẹp mắt, phong cánh sa mạc hoang vu, thỉnh thoảng có
"Ốc đảo", cây cối xanh tốt, có những cây Tháp cao bên đền thờ của
người theo Đạo Hồi, trên sa mạc thình thoảng thấy người đàn bà chăn cừu chùm áo
đen che kín mặt, chỉ để hai con mắt, và còn vẽ hình đầu lâu để chống ma quỉ và
sự hãm hiếp, gọi là Thổ dân (Nomat)...,
trông rất ngoạn mục. Đáng chú ý tôi thấy
những ngôi mộ của công nhân làm đường Trung
Quốc được xây dựng như một ngôi Miếu có nét văn hoá Trung Quốc, rất vững
chắc. Đến Hadra Mouth - quê hương của trùm khủng bố Bin Laden- là Tỉnh đẹp và đông dân nhất của Yemen thì
thấy một Ngôi Miếu rộng, có hàng cột, mái cong, sơn đỏ, có bậc tam cấp, trong
có đặt bia mộ bằng chữ Trung quốc, đẹp
và rất vững chắc. Công ty làm đường của Trung Quốc có chủ trương xây bia mộ hoặc nghĩa trang tại các nước họ làm đường không phải chỉ ở Yemen
, Ethiopia, Kuwait….mà cà tại Lào.. Nghĩa trang không chỉ ghi tên công nhân bị
chết, mà họ muốn thể hiện nét văn hoá Trung quốc, và duy trì ấn tượng lịch sử
quan hệ, tồn tại lâu dài.
Năm 2014, một người bạn Lào Tỉnh Loung Nam
Tha đã từng học tại Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, chức vụ là Phó
Trưởng Ban Tổ chưc Tỉnh, anh nói tiếng
Việt giỏi, gặp gỡ anh em Cựu chiến binh
Đoàn 82 đã nói : Trung quốc đã được phép
xây dựng khu mộ của công nhân Trung quốc trên đường 13 tại Oudomxay, Xieng
Khoang, nay đã ký hợp đồng làm đường sắt
cao tốc từ Côn Minh qua Loung Nam Tha, Loungprabang đến Vientiane, hai bên
đường sắt rộng đến 150m, sẽ hoàn tất vào 2021. Nhiều đoạn đường bộ cũng sẽ được xây dựng, họ cũng đã có những công nhân chết,
và họ đã được xây mộ.
Người bạn Lào là người Kh’Mu ( Lao
Thơng), dân thiểu số nói rất chân thật, nhưng nghèo và lạc hậu, cả đời chỉ
quanh quẩn bên mái nhà tranh tre vừa đủ cho cái bếp ở giữa, không biết dệt vải,
không có quần áo tử tế. Người phụ nữ suốt đời chăm lo đứa con, chỉ sợ ma bắt
(sốt rét ác tính). Nhưng họ là chỗ dựa vững chắc Bộ đội Lào-Việt trong những
năm khó khăn. Rất nhiều người Kh’Mu đã sang học Việt Nam từ thời 1960, nay có
cả một thế hệ người Kh’Mu trở thành trí thức, giữu nhiều chức vụ cao quí trong
Đảng và Chính Phủ Lào. Nhiều người Kh’Mu nhớ thời gian khó và sự giúp đỡ của
anh em Việt Nam họ bày tỏ : Trên thế giới còn bao nhiêu dân tộc nhưng tôi tin
nhất là Việt Nam. Trong lòng chúng tôi tự nhiên lại nhớ một thuở chinh chiến,
nhớ các liệt sĩ Đoàn 82 thời chống thực
dân còn nằm lại địa bàn Tây Bắc Lào và bên Đường 13 (1946-1954) trong góc rừng,
sườn núi, bên suối, nương đồi tại địa bàn có dự án làm đường cao tốc đi qua,
chắc sẽ không được yên nghỉ !.
Đường
số 13 ở Lào và con đường chạy dọc Tỉnh Nong Khai của Thailand, chạy dọc theo bở
sông Mê Kông, có chiều dài và đẹp chẳng
kém gì nhưng con đường công nhân nguời Trung Quốc đã xây dựng ở sa mạc Yemen,
Ỉraq, Thailand, New Zeland, Soudan,
California… Đoạn đường 13 từ Xiêng Khoang đến Loungprabang đã được trên một sư
đoàn quân Trung quốc nâng cấp và cũng có
binh sĩ chết. Làm xong người Trung quốc cũng
xây 3 Nghĩa trang trên núi tại Xieng Khoang, Na Mỏ và Oudomxay. Năm 2017 hai vị Thủ tương Trung quốc và Lào
đã thoả thuân: nâng cấp, mở rộng, làm đẹp và vững chắc 3 nghĩa trang nói trên
để tương niêm công nhân nguời Trung quốc để các gia đình họ hàng năm
sang đặt vong hoa, thăm viếng; cũng là nơi để giáo dục lớp trẻ về tìn hữu nghị
giữa hai nước.
Đã gần 1 thế kỷ trôi qua,
Đường số 13 và Đường chạy song song dọc Sông Mê Kông bên Thailand vẫn là
"Viên Ngọc Quí" của quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân
dân Lào và Thailand'.
Cộng đồng người Việt hai bên bờ Sông Cự Long vẫn mong
muốn sẽ có một di tích lịch sử kỷ niệm Con
“Đương số 13”, ghi lại đóng góp của công nhân và người lao động Việt Nam
trên hai nước bạn.
Chuyện của Sư Cụ Diệu Huyền Chùa Phật Tích
Tại Vientiane chúng tôi đã gặp được
một số bạn Lào là cựu học sinh Trừơng Franco-Anamiste thời 1945 trong đó có bà
Khăm Pheng, trò chuyện với Hội người Việt Vientiane, Hiệp Hội Cựu Chiến Binh
Lào, Bí thư Thành Ủy Vientiane và Tỉnh trưởng Vientiane, gặp được cả Sự cụ
Diệu Huyền Trụ trì tại Chùa Phật Tích tại Bạn Phải, thời trước chiến
tranh gọi là Miếu Âm Hồn trong Nghĩa trang của người Việt.
Chúng tôi dự lễ tưởng niệm các chiến
sĩ và Việt kiều Vientiane đã hy sinh năm 1945-1946, có đông người Việt , đại
diện Cựu chiến binh Lào, cán bộ Đại sứ quan Việt Nam, và một số kiều bào ở
Xiêng Khoảng, chia sẻ bữa cơm chay thân mật dưới mái nhà thấp, và ẩm ướt, nghe Sư cụ nói chuyện, và đóng góp từ thiện.
Sư
cụ nói : trong 9 năm Pháp tiến hành chiến tranh, Thailand đã ủng hộ chính quyền Vientiane, họ ra đạo
luật đặt Việt kiều ra ngoài vòng Pháp luật, khủng bố Việt Kiều, cấm 23 nghề
nghiệp, và kiểm soát rất gắt gao việc đi lại. Tuy vậy, sau Hiệp định Geneve về
Đông dương cũng có một số người Việt đã
quay lại Vientiane, hoặc Thakhek buôn
bán hoặc làm viên chức , vì quen quan chức người Lào. Chùa Bàng Long, Đền Quan
Lãnh đã có người đến trông coi, các vị sư là Việt kiều sang Thailand đã gia
nhập Bộ đội Việt kiều đi Nam Tiến , không có ai quay lại Vientiane.
Sư cụ Diệu Huyền nói : Tôi quyết định
trở lại Vientiane thăm mộ mẹ và em gái tại Nghĩa trang của người Việt ở Bạn
Phải, Sư Cụ kể lại :
Mợ tôi bảo, năm 1946 một vạn sáu ngàn
nguời Việt đã cùng Chính Phủ kháng chiến Lào qua sông sang Thailand, chỉ có 2
thanh niên dao động, quay trở lại Vientiane, đã bị nguời Việt phê phán trong
bài thơ, đăng báo Độc lập của Việt Kiều tại Thailand:
Trên bến Nong Khai một buổi chiều
Người ta đau đớn biết bao
nhiêu
Có hai người Việt, ôi chua xót
Cuốn gói qua sông bỏ Việt Kiều….
Thôi nhé từ ngay đừng ngoảnh lại
Mắt mờ cứ ngỡ bóng mây trôi
(Thơ của Nguyễn Thượng Quýnh, sau này là cán bộ Ban ĐN trung ương, đã
đăng báo Độc Lập của Việt kiều năm 1947).
Sư cụ Huyền Diệu kể tiếp:
Nhiều người bảo - Sao cháu lại có ý
định thế !? Sang Vientiane bây giờ vẫn nguy hiểm lắm..!.Tôi phải suy nghĩ trên
hai năm, đi lại các nơi Việt Kiều ở như Nong Khai, Thà Bò… được bạn bè và một
số Việt kiều tâm sự về truyền thống người Việt ở Vientiane, về mồ mả của giòng
họ tại nghĩa trang Bạn Phai, Bản Xi Khay, họ không chỉ đồng tình mà còn may áo nâu,túi vải, và góp
cho tôi trên 50 đồng tiền Bạc thật của Ngân hàng Đông dương… Thấy quyết tâm của tôi không thể cản được, mợ
lại thương tôi mồ côi cha mẹ, lại bệnh tật, không chồng con, và cho đứa cháu gái thân yêu tên là Nguyễn
Thị Hoài cùng đi. Mợ bảo: Việt kiều theo “Đời sống mới, không mê tín, không đi
Chùa, nhưng trong thâm tâm lúc nào cũng nghĩ về truyền thống. Hễ gặp gian nguy
lại chắp tay “Lậy Trời lậy Phật”.. Mợ
mong Đức Phật phù hộ độ trì cho 2 Cô cháu. Năm 1962 tôi vừa 45 tuổi, nói tiếng
Lào sõi có đứa cháu thân thiết cùng đi, tôi
vững lòng hơn!. Ngày ấy mỗi tuần có 2 lần người Lào ở Tha Đưa dùng
thuyền độc mộc chở cá, thịt, rau quả bán tại chợ Nong Khai rồi lại quay về. Hai
Cô cháu dễ dàng làm quen và ngồi trên thyền độc mộc qua Vientiane.
Nghĩa
trang Bản Phải rộng trên 3km2, trên đường đi Chùa Thạt Loung. Nhìn nghĩa trang
lòng buồn vô hạn,trên 2.000 mộ hoang vắng, ngàn lau xào xạc, bãi cỏ nhạ
phalang mọc cao ngút. những cây hoa gạo, cây ngô đồng đã già cỗi… tôi giật mình thấy mấy con bìm
bịp vút bay, gà rừng kêu toác toác, con rắn trườn từ một ngôi mộ.
Tôi ôm mặt khóc , nước mất dàn dụa:
Mẹ ơi. ..! Con là Ngữ đây!.
Thương nhớ Mẹ, bao nhiêu năm muốn khóc mà nước mắt không chảy…Sao nhà
mình khổ thế mẹ ơi!.Phải tha phương cầu thực, bố chết, mẹ cũng nằm lại đây!.Tôi
khóc thật to!. Cháu Hoài cũng khóc, ôm chặt lấy tôi …..
Sư Cụ Diệu Huyền kể tiếp : Chính
quyền Vientiane mải đánh nhau với Phái Hoàng Thân Souphanouvong, họ không quan
tâm đến nơi này!. Đi quanh Đông Phalan, Bạn Phaỉ vẫn còn dấu vết những
ngôi nhà
xụp đổ, Lò Rượu Cụ Quế, Lò Gạch Ông Thủ Ruyến, Nhà sàn và cay ngô đồng
nhà Ông Cụ Phó Khỏa....hàng cau quen thuộc, cây khế quả rụng đầy sân, ao cá,
ếch nhái kêu ỉnh ỏi , thỉnh thoảng có người dân đánh dậm, dùng xuyên bắt con
lươn.....Vientiane vẫn còn dấu vết cuộc sống, phố xá, làng xóm sầm uất của người Viêt xây dựng. Tôi
quyết định đến ở Miếu Âm Hồn của Người Việt, cây cối đã mọc chờm lên mái ngói,
nhưng hàng rào siêu vẹo, nhưng vẫn thấy những cây rau bát, rau mồng tơi, cây đu
đủ mọc dại..
Đêm đêm hai cô cháu giật mình thấy các
loại rắn, rết, con chồn,con chuột , tiếng con cú ở cây đề cổ thụ ,.... Xa một
chút là cây tháp đen, nghĩa địa Tây vẫn
còn hàng phượng vĩ, tôi tưởng tượng thấy
lảng vảng ma Tây, ma đầm như ngày xưa Việt kiều ở Thạt Loung, và Ban Phai đồn đại , nó hay xuất hiện và nói
"bông dua mexừ" và đòi bắt tay, nếu bắt tay nó kéo luôn vào mộ....
Ngay bên kia Miếu Âm hồn trên đường
đi That Loung là That Phun nơi thiêu xác và nghĩa trang người Lào. Tại
Vientiane người Việt sợ nhất là con “Ma Phibop” là một truyền thuyết. hàng năm
phải làm lễ cúng ma, nếu không nó sẽ truyền bệnh, bắt người, làm mất mùa . Người Việt bảo nhau
ban đêm nếu có tiếng hát đừng mở cửa, ma hay hát “lăm nhao” như ru hồn, nó sẽ
dụ ra khỏi nhà, rồi ăn hết bộ ruột và bỏ đi.. Hai cô cháu sợ hãi, cứ ôm chặt lấy nhau, nhưng không
thoái chí. Tôi vẫn nhớ mợ dạy tôi không thuộc Kinh, thì niệm Phật Quan Âm. Quan
Âm là vị Phật hiền từ thường hay đến cứu giúp người lúc gặp gian nguy. Tôi
tưởng tượng thấy Quan Âm xuất hiện ngay
trước cổng, hiền từ vẫy gọi. Tôi không còn sợ yêu quái nữa!. Hễ bọn ma quỉ đến là tôi lại quát to, bảo chúng: Đây có Quan Âm phù hộ độ
trì cho tao..Nam mô A Di Đà Phật!..Hàng ngày tôi nghe các sư Lào tụng kinh tại
Chùa That Phun vang sang , tôi thuộc lòng câu Nam mô ta xa ca xa va tô (Nam mô Adidda Phật): Chúng bay đi khỏi đây thì thỉnh thoảng đến tao sẽ cho
ăn uống tử tế..
Tôi chặt cây từng đống xung quanh
miếu, đốt rác, rắn rết, cáo chuột phải bỏ đi. Một thời gian sau, các sư sãi
người Lào, người Việt, và người dân đều đến thăm, họ hết sức ngạc nhiên, cảm
phục tôi, và thấy "linh
thiêng", xụp xuống lậy tôi . Các sư Chùa Vắt Phun nơi có lò thiêu xác đã
mang xôi, cá và tiền đến thăm tôi. Tôi chắp tay và niệm Phật cám hơn sư Lào. Tôi
và cháu Hoài vui mừng và mạnh dạn bảo nhau : Đức Phật đã ở đây rồi!
Ngài thương xót Cô cháu ta, Ngài luôn luôn
phù hộ chúng ta. Các Cụ già làng Bạn Phải mang cho tôi cái mâm đồng, nồi
đồng, bát đĩa Giang Tây, có cả lư hương,
đôi hạc đồng…. Họ bảo người Việt rút khỏi Vientiane đã bỏ lại cả nhà cửa, vườn
ao và nhiều thứ quí giá… Các Chùa Lào Như Chùa Đông Phalan, Pho Xay, Ong Tue,
That Phun đều đến thăm và ủng hộ tiền. Vientiane ngày ấy có ít người Việt nhưng
họ đều theo Đạo Phật, có tâm linh, họ
cúng tiền, mua đồ thờ cúng . Nhiều người vui lòng quyên góp và vận động nhau đến xây Chùa Phật Tích. Tôi đã vận đông sư Lào tại Chùa Thát Phun đến tụng
kinh để động thổ, xây Chùa. Ngôi Chùa mới chỉ có 3 gian, mái thấp và rộng, trên mái có đôi Rồng uốn chầu mặt trăng, gian thờ Phật còn hẹp và
sơ sài, một bên là bàn cúng các vị Thánh
của người Việt, Sơn Thần, Thổ Thần và vong hồn cùa 2.000 Việt Kiều, đều do tôi
nghĩ ra.
Người Lào xung quanh lại đến thăm và
xin vào Chùa chắp tay lậy Phật. Các sư Chùa That Phun xin giành một buổi sáng
để tụng kinh. Chùa được xây dựng trên một diện tích hẹp, nhưng mang truyền
thống Đạo Phật và nét văn hóa của người Việt Nam. Sư Cụ nói, Chính
quyên Vương quốc Vientiane đã quyết định đưa máy san bằng Nghia địa Ban Phải để
xây dựng thành phố . Họ không bốc
từng ngôi mộ mà cho xe ủi . Tận mắt tôi nhìn thấy những ngôi mộ bị phá, còn thấy những tấm ván, xương cốt, cái bát sứ, đồ nữ trang chủ yếu là
hạt cườm …của người mình.
Tôi bàng hoàng, bủn rủn chân tay, ôm mặt rồi
khóc òa khi thấy những tấm ván bật lên hàng dãy . Tôi quá súc động, cháu
tôi cũng ôm chặt lấy tôi!. Trong lòng suy nghĩ:
"Họ tàn bạo quá"! Nghĩa trang cũng là một Di tích văn hóa
truyền thống, nơi "An nghỉ",
của Người Việt đã sang xây dưng đường xá, thành phố, chùa chiền, dinh thự tại Vientiane.
Sư sãi và nhân dân Lào gọi nhau đến
chứng kiến sự tàn bạo, man rợ này, nhìn
xe ủi những ngôi mộ, có người lại ôm mặt
khóc, đứng sát lại nhau và tụng kinh rất tự nhiên.…:
Ôi…Ôi…: . Chúng bay không sợ trời Phật phán xử
à?. Đất nước Lào có lịch sử theo văn hóa Đạo Phật, chưa bao giờ thấy cảnh tượng
man rợ này!.
Tôi nghĩ
: Số phận của người mình ở Vientiane
thật gian lao,đã từng xây dựng Thành Phố, đường xá, Nhà thương, Chùa ở Lào, mà
chết không được yên thân!. Vị Đại sứ
của Chính quyền Saigon lúc ấy cũng có đầu óc thương yêu nòi giống. Ông
ta có thiện chí làm lễ xin Đức Phật phù hộ để di dời tượng trưng một số hai cốt
về xây một Tháp nhỏ 5 tầng tại Bản Nong Niêu, trên đường đi sân bay Vắt
Tạy, và đề : Đây là nơi an táng hài cốt 1.700
người Việt thất lộc tại Vientiane...
Đến nay dân Lào tại Bạn Phải và trong
Thành Phố đều cho rằng, sau khi san xong nghĩa trang người Việt, quan chức và
công nhân người Lào đồn đại nhau về sự
linh thiêng, đến 2003 nơi đây vẫn chưa đào bốc xong, nhưng một số người
nghèo đã đến làm nhà sàn tre, bên dưới vẫn còn những mảnh xương cốt mà vẫn phải
ở chen chúc. Nhiều người làm nền vẫn thấy cả bộ hài cốt , phải dừng xây cất. Có một gia đinh có cháu bé làm nhà
tại đây xong bị cháy, sau một thời gian làm lại nhà, lại bị cháy. Đến năm 2015
tôi đi trong Đoàn cán bộ cao cấp Cựu chiến binh Tình Nguyên Quân Việt Nam có
dịp thăm Nghĩa trang Ban Phai, thấy dân kể lại nhiêu chuyện tâm linh nên chỉ có
ít người dám làm nhà trên mảnh đất nói trên.
Ngày
nay bà con Việt kiều trở lại Vientiane
tưởng nhớ tổ tiên thường đến thăm Ngôi Tháp Nong Niêu , sẽ thấy một vài trẻ em
cầm dao chặt cây, dọn cỏ, ta tiếp cận
thiện chí, cho các em mươi lăm ngàn Kíp,
chúng sẽ vui vẻ dọn sạch cỏ, ta thắp nén
hương tưởng nhớ các vị gia tiên của mình, đó là nét văn hóa văn minh, truyền
thống của người Việt..
Việt Kiều ở Vientiane hy sinh, tận
tuỵ ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào, họ đã rời bỏ tất cả cơ
nghiệp di cư sang đất Thailand, nay lại mất cả mồ mả của nguời thân. Thế hệ mới
của nguời Việt ở Vientiane đã dần dần nghĩ lại truyền thống của Tổ tiên . Hiện
nay, ngày càng có đông cựu chiến binh,
bà con người Việt từ Việt Nam, Thailand đã sang thăm lại Tháp Nong Niêu tại
Vientiane.
Thành Phố Vientiane ngày nay đang
mở rộng ra tận Phon Hong, Đon Noun, Tha
Đưa, thương mại, văn hóa, du lịch, công nghiệp sâm uất, với gần 1 triệu dân,
những phố xá, chợ Mới nay là Khua Đin, Chợ Sáng nay là Ta lat xạu. Đường Mới đổi thành Tha Nổn Lạn Xang rộng
nhất Vientiane, Khu Nhà Bộ Tổng Tham, Mưu nay là Cơ quan Chính Phủ. Hai bên
Đường Mới có nhiều cơ quan , Ngân hàng, Bộ Quốc Phòng, Pa Tu Xay, Nhà Lưu niêm
Hoàng Thân Souphanouvong….to và đẹp. Các làng
lớn của người Việt là làng Anam,
làng Xăng Phin, Cầu Trại Lính, làng người Việt Cây Số 2, Thát Đăm, Trại con gái, Xóm Chợ Mới...
đã hoàn toàn biến mất. Những khu phố,, Khách sạn, nhà hàng to
lớn trong đó có chủ mới là nguời Trung quốc, mọc lên nhanh chóng. Ngày trước,
thương nhân người Hoa chỉ có đúng 3 cừa hàng nhỏ hơn của Người Việt tại Đường
Nổn Gióc Mahê .
Chúng tôi trở lại Vientiane thu thập
những hình ảnh làng, phố, Bàn đồ Vientiane thời Pháp về trưng bày tại cuộc họp
hàng năm tại Hà Nội được đông đảo bà con
nguyên là Việt kiều hồi huong, các cựu chiến binh Đoàn 83, 82 hoạt động tại chiến trường Thượng Lào, và
các cự học sinh Việt Nam tại Vientiane . Vừa vui vừa có nỗi buồn bâng khuâng.
Sự Cụ Huyền Diệu viên tịch năm 2003, Đoàn học sinh chúng tôi vừa đi Thailand về
được thông báo đã đến dự lễ Điện táng trọng thể theo phong tục Lào tại Chủa
Thạt Phun. Các vị sư tại đây đã lập môt
đài điện táng , xung quanh kết hoa màu vàng, thắp nến, với hàng trăm sư Lào ngồi chật trong Chùa. Đọc kinh xong, Vị
sư cả bấm nút điện. Bốn góc quan tài vụt lên 4 chùm điện như pháo hoa, đó là
tượng trưng, sau đó rước Sư Cụ lên Đài hóa thân.
Không hiểu vì sao không có sư hoặc
đại diện người Việt đến dự lễ hỏa táng. Sau này đã có những nhà sư từ Huế,
Saigon hoặc nơi khác đến, họ cải tạo
Chùa Phật Tịch thành Ngôi Chùa 2 Tầng, sứa sang các nhà Tăng, trạm trổ theo
thiết kế và văn hóa Đạo Phật như các Chùa ở Saigon và Huế. Các vị sư ăn mặc áo
xám, nhanh nhẹn, nhưng chúng tôi có cảm giác họ thuộc một giòng tu nào đấy,
chúng tôi sinh ra lo ngại : Không biết
các vị sư có hiểu hết phong trào cứu quốc ,truyền thống của Việt Kiều Vientiane và đức độ đại từ đại bi, cao thượng và công lao
của Sư Cụ Diệu Huyền?.
Chúng tôi chỉ mong cộng đồng người Việt ở
Vientiane ngày nay, kể cả các nhà tu hành mới đến đều giữ gìn truyền thống tốt
dẹp của người Việt, tôn kính Đạo Phật, góp phấn tô đẹp quan hệ Việt Nam-Lào.
Chúng tôi đã đem chuyện này thuật lại
cho Hội người Việt ở Vientiane biết. Mong Việt kiều hãy thu thập thông tin về
truyền thống lịch sử, qui hoạch và bảo vệ các nghia trang của người Việt, giữ
gìn những Đình, Đền, và Chùa của người Việt.
Tiếp tục câu truyện phần trên : Có 66
cụ trong Câu lạc Bộ Cựu học sinh của chúng tôi viết bài, và đóng góp để ra 3
Tập Hồi ký về cuộc khởi nghĩa tháng 8 Năm 1945 tại Vientiane nhan đề " Vientiane Mùa Thu", "Đôi Bờ
Mê Kông", có 11 bài được đưa vào Tài liệu "Quan Hệ Đặc biệt Việt Nam-Lào"; có 3 bài được Ban biên soạn Lich sử Quan hệ Đặc biệt của
Lào và Việt Nam tặng thưởng bằng tiền. Cả 3 Tập đều được Hội Việt Kiều
Thailand Tỉnh Nakhon Pathom xin tái bản, một số bạn Việt Kiều tại California in
Photocopy gửi cho nhau. Đặc biệt đã vận động và được Tỉnh Vientiane quyết đinh
xây Tháp Liệt sĩ Liên Quân Lào-Việt tại Bản Cơn có ghi tên 13 liệt sĩ Lào-Việt,
và 2 hàng binh Nhật tự nguyện tham gia. Đại diện Đoàn 83 và Câu lạc bộ cựu học
sinh Việt Nam tại Vientiane được tham gia vận động, tổ chức 2 cuộc Hội thảo,
viết lịch sử Vientiane 1945 và Trận đánh Bản Cơn. Tháp được Công ty Xixakệt
thiết kế, thi công trong 2 năm . Tháp
đẹp, tọa lạc trên diện tích 3.600m2 ngay
tại nơi xảy ra trận đánh diệt Đồn Bản Cơn năm 1946..
Lê Mai (CCB Đoàn 82)